Mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nước ta chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thiết khách quan:
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để trao đổi, để bán trên thị trường. Mục đích của sản xuất trong kinh tế hàng hoá không phải để thoả mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất ra sản phẩm mà nhằm để bán, tức là để thoả mãn nhu cầu của người mua đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá, trong đó toàn bộ các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trường. Kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường không đồng nhất với nhau, chúng khác nhau về trình độ phát triển. Về cơ bản chúng có cùng nguồn gốc và cùng bản chất.
Theo C.Mác, sản xuất và lưu thông hàng hoá là hiện tượng vốn có của nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Những điều kiện ra đời và tồn tại của kinh tế hàng hoá cũng như các trình độ phát triển của nó do sự phát triển của lực lượng