NGÀNH QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH HẠ TẦNG (MÃ NGÀNH 7840110V)

- Đối với mảng quản lý: so với xây dựng nhà phố, cao ốc hay nhà xưởng, quản lý xây dựng công trình hạ tầng có những đặc thù được chú trọng như công trình hạ tầng thường trải dài qua nhiều địa phương (ví dụ cầu đường bộ, cao tốc), chiếm diện tích lớn (ví dụ hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị, quảng trường) hay địa hình phức tạp (sông rạch, đồi núi)…Sinh viên được cung cấp những kiến thức cơ bản về lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng, phân tích tài chính - kinh tế của dự án, quản lý chất lượng và tiến độ công trình, dự toán - đấu thầu, an toàn lao động, văn bản pháp luật hiện hành…
- Đối với mảng vận hành hạ tầng: Sinh viên được trang bị chuyên môn liên ngành Giao thông - Cơ khí - Điện tử - IT đáp ứng được công tác vận hành – khai thác thực tế của một công trình hạ tầng hiện đại như mê trô, đường hầm lớn, cao tốc... Kiến thức vận hành và khai thác hạ tầng bao gồm: hệ thống ITS giám sát và điều khiển vận hành, hệ thống điện-chiếu sáng-dự phòng, hệ thống thông gió, thiết bị an toàn, phòng cháy - chữa cháy, hệ thống cấp nước - xả thải, xử lý sự cố khẩn cấp, cứu hộ cứu nạn, hệ thống thu phí dừng – không dừng, thu phí kín – mở, duy tu và bảo dưỡng hạ tầng…
- Trong xu hướng phát triển các thành phố thông minh tại các địa phương như Tp Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu…nhu cầu nhân lực quản lý hệ thống hạ tầng - giao thông thông minh là rất lớn trong khi gần như không có nơi đào tạo lĩnh vực này tại phía Nam.
- Kỹ sư tốt nghiệp ngành Quản lý và vận hành hạ tầng có nguồn việc làm khá rộng như sau: Quản lý dự án hạ tầng từ lúc hình thành ý tưởng - triển khai đầu tư xây dựng – vận hành, khai thác; Tư vấn kiểm định, giám sát; Tư vấn dự toán, đấu thầu và vận hành; Nhà thầu thi công; Chuyên viên Sở GTVT, Sở Xây dựng, Ban quản lý các dự án.

Từ khóa: Quản lý; Vận hành hạ tầng

1 p ovanketv 24/01/2024 75 0

Bạn đang xem trang mẫu tài liệu này.