Trong nhiều tình huống, do thói quen người ta thường vẽ lên giấy những điểm biểu thị cho các cá thể, các khu dân cư, các đơn vị hành chính, các nút giao thông, ... và nối các điểm đó với nhau bằng những nét hoặc những mũi tên tượng trưng cho mối liên hệ nào đó. Các sơ đồ này dùng ở khắp nơi với các tên gọi khác nhau. Trong tâm lý học gọi nó là "xã hội đồ". Trong kinh tế học gọi là sơ đồ tổ chức... Để có thể áp dụng vào các lĩnh vực khác nhau, lý thuyết đồ thị phải được được hình thức hóa đến mức cao. Tuy vậy, nhiều khái niệm cơ bản, như "xích", "đường đi", "tâm", ... được định nghĩa một cách trừu tượng, nhưng vẫn còn giữ được mối quan hệ nhất định với những "đồ thị thực tế" mà ta rất dễ nhận ra khi sơ đồ đã vạch xong. Bởi vậy lý thuyết đồ khị khá "gần gũi" với thực tế và có rất nhiều ứng dụng trong tin học, xã hội, kinh tế, giáo dục.Sách có tại Thư viện khu A, phòng mượn Số phân loại: 519.3 Đ182-R894
Xin lỗi bạn không thể down load tài liệu này. Bạn có thể xem tài liệu trực tuyến trên website hoặc liên hệ thư viện trường để được hướng dẫn. Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn vui lòng tham khảo thỏa thuận sử dụng của thư viện số.