Đánh giá ảnh hưởng của lớp phủ Gelatin – tinh bột oxy hóa trong bảo quản trái có đỉnh hô hấp, sử dụng mô hình thử nghiệm trên chuối

Nhóm quả có đỉnh hô hấp thường có quá trình chín diễn ra rất nhanh, vì thế thường có thời gian sử dụng ngắn, khó khăn trong việc vận chuyển và bảo quản trong thời gian dài. Chuối là đối tượng tiêu biểu cho nhóm quả trên. Vì vậy, chuối được chọn trong nghiên cứu này, được xử lý với lớp phủ gelatin (0, 1, 2 và 3%) – tinh bột oxy hóa để đánh giá các thay đổi đặc tính hóa sinh và sinh lý trong 8 ngày ở điều kiện 28 – 30 oC, 75 – 80% RH. Hiệu quả của lớp phủ trong việc tăng thời gian sử dụng của quả được đánh giá bằng cách xác định độ giảm khối lượng, cường độ hô hấp, tổng chất rắn hòa tan, hàm lượng acid hữu cơ, hàm lượng đường khử, tổng carbohydrate và sự thay đổi hàm lượng tinh bột. Các kết quả cho thấy, khi tăng nồng độ gelatin trong lớp phủ gelatin – tinh bột oxy hóa sẽ làm giảm cường độ hô hấp, do đó làm chậm quá trình chín. Ở mẫu nồng độ gelatin cao nhất 3% thấy được hiệu quả rõ hơn, so với các mẫu lớp phủ còn lại thông qua việc tăng chậm đường khử, tổng chất rắn hòa tan; và cũng như là giảm chậm tổng carbohydrate, hao hụt khối lượng và tinh bột. Qua đó, thấy được hiệu quả của lớp phủ gelatin – tinh bột oxy hóa với nồng độ gelatin 3% là lớp phủ ăn được có thể sử dụng để kéo dài thời gian bảo quản của chuối nói riêng, cũng như là nhóm
quả có đỉnh hô hấp.
Bạn đang xem trang mẫu tài liệu này.