Vào khoảng bốn thập niên đã trôi qua từ khi chấm dứt Thế chiến thứ II, sự Nghiên cứu Phật giáo Đông Á đã tạo ra được những bước phát triển nhanh chóng, đa phương và đầy ý nghĩa ở phương Tây. Một tác động chung của sự tiến bộ đáng kể này của nó, ngoài lượng gia tăng vô cùng lớn lao mà nó đã tạo ra nơi chỉ là khối lượng kiến thức, là đã lôi cuốn sự nghiên cứu tư tưởng và lịch sử Phật giáo ra khỏi ngoại vi học thuật uyên bác ít người biết đến về Trung Hoa, Nhật Bản và Triều Tiên vào trong chính trung tâm của những lãnh vực tiêu điểm học thuật này. Do đó, các sinh viên của ngành văn hoá và lịch sử Đông Á không đi theo những thành kiến truyền thống - chẳng hạn, những thành kiến tàn dư của Khổng giáo hoặc của thời đại Khai sáng châu Âu. Thiền và Hoa Nghiêm tông đã được chọn như là tiêu điểm đôi của nhóm nghiên cứu này chủ yếu là vì ba lý do:
Thứ nhất, bởi vì chúng là những tông phái hay truyền thống chính của tư tưởng và thành trì Phật giáo Đông Á mà chúng vốn đại để đồng thời với nhau theo nhiều phương diện quan trọng trong những thế kỷ sơ kỳ phát triển của chúng.
Thứ hai, bởi vì cả hai điều hiện ra sờ sờ như là những mẫu điển hình của sự chuyển hoá Phật giáo Đông Á, nghĩa là, của tiến trình đặc biệt đáng lưu ý mà nhờ đó truyền thống nguyên uỷ Ấn Độ nhận lấy hình thức và tính chất trước hết là của một tôn giáo Trung Hoa và sau đó là một tôn giáo Triều Tiên và Nhật Bản, thế nên chúng cung ứng như là sự nghiên cứu các trường hợp có giá trị về một trong những mẫu điển hình chuyển hoá tôn giáo quyến rũ nhất của lịch sử thế giới.
Thứ ba, bởi vì chúng ngẫu nhiên là những đề tài của một số trong các tác phẩm hay nhất hiện nay đang được thực hiện, ở đây và ở nước ngoài, trong lãnh vực Nghiên cứu Phật giáo và như thế có thể cung ứng tốt để chỉ rõ ra những sự thay đổi chuyển hoá đang diễn ra trong lãnh vực đó.
Bốn trong năm bài là cá bản được duyệt sửa và mở rộng rất nhiều của các bài thuyết trình được phát biểu năm 1980 ở Hội nghị Phật giáo Đông Á tổ chức tại Los Angeles dưới sự bảo trợ của Viện Kuroda Nghiên cứu Phật giáo và Đạo lý Nhân sinh. Bài thứ năm của Luis Gómez đặc biệt được khẩn xin cho vào sách ngay sau Hội nghị. Tất cả các bài luận giải đều được phác hoạ để gom lại thành sưu tập vốn đáp ứng không những giới thiệu, nghiên cứu hay tóm tắt một lãnh vực nghiên cứu mà còn truyền đạt thông tri sự nghiên cứu cao cấp mới và đang tiến triển.
Sách có tại Thư viện khu A, phòng mượn
Số phân loại:
Xin lỗi bạn không thể down load tài liệu này. Bạn có thể xem tài liệu trực tuyến trên website hoặc liên hệ thư viện trường để được hướng dẫn. Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn vui lòng tham khảo thỏa thuận sử dụng của thư viện số.