Mối quan hệ giữa quan hệ xã hội, hạnh phúc và hành vi công dân tổ chức trong nhân viên
Hạnh phúc được xem là mục tiêu chính trong cuộc đời của rất nhiều người, vì thế hạnh phúc đã nhận được vô số sự quan tâm vì giá trị của nó trong tinh thần tổ chức (Yaghoubi & Motahhari, 2016) và mối quan hệ xã hội (Taniguchi, 2015). Các học giả nghiên cứu hạnh phúc trong cả điều kiện vi mô và vĩ mô của xã hội, tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào các yếu tố vi mô. Oswald và cộng sự (2015) tìm ra rằng nhân viên càng hạnh phúc thì năng suất lao động tại nơi làm việc càng tăng. Thêm vào đó, hạnh phúc được xem là một nhu cầu thiết yếu của các cá thể (Haller & Hadler, 2006) có mối quan hệ mật thiết với sự hài lòng trong công việc (Neshatdoust & đtg, 2009). Nhiều học giả đồng thuận về mối quan hệ tích cực giữa quan hệ xã hội và hạnh phúc. Quan hệ xã hội cũng giống như hạnh phúc, được xem là nhu cầu cơ bản của con người (Haller & Hadler, 2006), được định nghĩa là mối liên kết giữa các cá thể và tương tác giữa cá nhân của họ (Due & đtg, 1999). Sự thật là quan hệ xã hội hỗ trợ cho việc hợp tác trong tổ chức (Spagnolo, 1999), phát triển trách nhiệm xã hội, sau đó là dẫn đến đạt được sự hài lòng trong công việc (Fiorillo & Nappo, 2014) và hạnh phúc (Taniguchi, 2015). Do đó, nghiên cứu này đề xuất rằng quan hệ xã hội có ảnh hưởng tích cực đến hạnh phúc.
Xin lỗi bạn không thể down load tài liệu này. Bạn có thể xem tài liệu trực tuyến trên website hoặc liên hệ thư viện trường để được hướng dẫn. Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn vui lòng tham khảo thỏa thuận sử dụng của thư viện số.