Chiến lược kinh doanh quốc tế: Thực tiễn của Việt Nam, Châu Á và thế giới

Được thiết kế gồm 10 chương, cuốn “Chiến lược kinh doanh quốc tế” đề cập những vấn đề cốt lõi nhất trong kinh doanh quốc tế: Chương 1 cung cấp một cái nhìn tổng quan về toàn cầu hóa như một xu thế tất yếu và đã tạo nên những thay đổi trong cục diện nền kinh tế thế giới, từ đó phát sinh những vấn đề và thay đổi về quản trị trong thị trường toàn cầu. Tiếp đến các chương 2, 3 và 4 đề cập đến những yếu tố vĩ mô của môi trường kinh doanh quốc tế. Đó là những ảnh hưởng đến kinh doanh quốc tế phát sinh từ sự khác biệt trong văn hóa, đạo đức, chính trị, pháp luật, kinh tế, công nghệ giữa các quốc gia từ đó tạo nên những rủi ro tiềm ẩn và đòi hỏi những năng lực và tính linh hoạt trong cách ứng phó với các vấn đề và những khó khăn này. Chương 5 cung cấp những kiến thức trong việc xây dựng và vận dụng các chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm đạt được mục tiêu, tầm nhìn của doanh nghiệp gắn với mỗi thời kỳ và hoàn cảnh nhất định. Không chỉ là những chiến lược tổng thể, doanh nghiệp còn cần lựa chọn thị trường và xây dựng kế hoạch thâm nhập và gia nhập các thị trường nước ngoài. Những nội dung này được đề cập trong chương 6. Do thực tiễn doanh nghiệp Việt Nam thường bắt đầu gia nhập thị trường quốc tế thông qua hình thức xuất khẩu, chương 7 tập trung vào nội dung này. Chương 8 và 9 tập trung vào các nội dung quản trị chức năng của một doanh nghiệp quốc tế gồm quản trị chuỗi cung ứng quốc tế, sản xuất quốc tế, marketing quốc tế và R&D. Nội dung quản trị nguồn nhân lực quốc tế là trọng tâm của chương 10.Sách có tại Thư viện khu A, Phòng mượnSố phân loại: 658 V986-D916
Bạn đang xem trang mẫu tài liệu này.