GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON 19/5 THÀNH PHỐ

Ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, ngôn ngữ phát triển rất mạnh mẽ, tạo ra những điều kiện cơ hội để trẻ lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội của nền văn hoá loài người. Nó giúp trẻ tích luỹ kiến
thức, phát triển tư duy, giao tiếp được với mọi người xung quanh; là phương tiện giúp trẻ điều chỉnh, lĩnh hội những giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực. Ngày nay trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, chúng ta
càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục – phát triển toàn vẹn nhân cách trẻ. Do đó, người nghiên cứu đã đóng góp một phần vào giáo dục với luận văn:
"Giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại trường mầm non 19-5 Thành phố" gồm có các nội dung sau đây:
1. Mở đầu trình bày lý do chọn đề tài; xác định mục tiêu nghiên cứu; nhiệm vụ nghiên cứu; xác định khách thể và đối tượng nghiên cứu; lập giả thuyết và phạm vi nghiên cứu, lựa chọn các phương pháp nghiên cứu để thực hiện đề tài.
2. Nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, đề tài đã khái quát hóa lịch sử nghiên cứu về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ trên thế giới và Việt Nam, đặc điểm tâm lý
trẻ mẫu giáo, vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ.
3. Nghiên cứu về thực trạng giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non 19-5 Thành phố, đề tài đã tập trung vào các vấn đề sau:
- Kết quả nghiên cứu khảo sát thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non 19-5 Thành phố.
- Kết quả nghiên cứu khảo sát thực trạng giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non 19-5 Thành phố.
- Nguyên nhân (thuận lợi và khó khăn) trong việc giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non 19-5 Thành phố.
4. Đề tài đã đưa ra một số biện pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non 19-5 Thành phố.
5. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Bạn đang xem trang mẫu tài liệu này.