Bài giảng Bảo tồn đa dạng sinh học

Sau hội thảo lần 2 của Chương trình Hỗ trợ Lâm nghiệp xã hội (Social forestry
Support Programme, viết tắc là SFSP) về phát triển chương trình có sự tham gia (PCD)
được tổ chức tại Hà Nội trong năm 2000, trên cơ sở kết quả phát triển chương trình 4
môn học chính liên quan đến Lâm nghiệp xã hội, một số trường Đại học trong số 7 đối
tác của SFSP đã đề xuất và lập kế hoạch cho việc tiếp tục phát triển chương trình đối
với một số môn học mới, trong đó có môn học Bảo tồn đa dạng sinh học. Tham gia
phát triển chương trình môn học này là nhóm giáo viên chuyên ngành Lâm nghiệp của
4 trường Đại học trong cả nuớc: Lâm nghiệp Việt Nam, Nông lâm Thái Nguyên, Nông
lâm Huế và Đại học Tây Nguyên.
Trên thực tế, môn học này hiện chỉ có Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
(Xuân Mai, Hà Tây) tự biên soạn và giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Quản lý
bảo vệ tài nguyên rừng. Trong khi đó các trường Đại học Nông lâm khác vẫn chưa đưa
môn học này vào chương trình đào tạo chính khóa, hoặc nếu có thì ở dạng giới thiệu
kết hợp với một số môn học liên quan hoặc các chuyên đề. Điều đó phản ánh một thực
tế là những kiến thức, kỹ năng cũng như thái độ cần thiết về bảo tồn đa dạng sinh học
chưa được trang bị một cách đầy đủ và có hệ thống trong chương trình đào tạo kỹ sư
lâm nghiệp của tất cả các trường Đại học nông lâm trong cả nước. Mặc khác qua kết
quả đánh giá nhu cầu đào tạo ở một số địa phương cho thấy hiện nay nhiều tổ chức,
cá nhân cũng có nhu cầu đào tạo về Đa dạng sinh học (ĐDSH).